Điện Biên Phủ


Mùa hè năm 1954, người Pháp ở Đông Dương đã sa vào cái bẫy do chính mình bày ra do không thể lường hết được sức mạnh vô biên của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Tướng Cogny - tư lệnh chiến trường Bắc Bộ bẽ bàng thừa nhận: “Biên Phủ quả là một cái bẫy, nhưng không phải là cái bẫy với Việt Minh nữa, mà đã thành một cái bẫy đối với chúng ta".

(Xem trên Desktop để có trải nghiệm tốt nhất)



Điện Biên Phủ


Cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, quân Pháp lâm vào thế bị động và ngày càng lún sâu vào thất bại trên hầu khắp các chiến trường. Nền kinh tế Pháp thời đó đã hầu như không còn đủ sức gánh chịu, chi trả được cho chiến phí của lính Pháp và tay sai tại Đông Dương được thêm nữa và Pháp đã phải cầu viện sự trợ giúp về cả kinh tế lẫn quân sự từ phía Hoa Kỳ. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Pháp muốn tìm một giải pháp hòa bình có thể chấp nhận được để chấm dứt cuộc chiến, nhưng mặt khác lại muốn duy trì quyền lợi của họ tại Đông Dương. Chính vì vậy, Pháp đã bổ nhiệm Tổng Chỉ huy Henri Navarre sang Đông Dương tìm kiếm một chiến thắng quân sự quyết định để làm cơ sở cho một cuộc thảo luận hòa bình trên thế mạnh. Trước mùa khô 1953-1954, so sánh lực lượng về quân số, Pháp đã vượt lên khá xa.

Điện Biên Phủ

Tuy người Pháp có ưu thế vượt trội về quân số cũng như trang bị, kĩ thuật nhưng thế trận chiến tranh nhân dân, áp dụng triệt để phương pháp đánh du kích của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) đã khiến cho Pháp phải phân tán lực lượng rộng khắp các chiến trường. Không những Pháp không thể tập trung toàn bộ ưu thế đó vào một trận đánh quyết định, mà cũng chưa đủ lực lượng để mở một cuộc tiến công lớn vào các đại đoàn chủ lực QĐNDVN ở miền Bắc. Trong tổng số 267 tiểu đoàn, thì 185 tiểu đoàn đã phải trực tiếp làm nhiệm vụ chiếm đóng, chỉ còn 82 tiểu đoàn làm nhiệm vụ cơ động chiến thuật và chiến lược. Hơn nửa lực lượng cơ động Pháp, 44 tiểu đoàn, phải tập ở trên miền Bắc để đối phó với chủ lực QĐNDVN. Vào thời điểm này, nếu tính chung trên chiến trường Bắc Bộ, lực lượng QĐNDVN chỉ gần bằng 3/4 lực lượng Pháp (76 tiểu đoàn/112 tiểu đoàn), nhưng tính riêng lực lượng cơ động chiến lược, thì lực lượng QĐNDVN đã vượt hơn về số tiểu đoàn (56/44).

Image 1 Image 2


Điện Biên Phủ


Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ là một thung lũng phì nhiêu ở Tây Bắc Việt Nam. Dài 15 km, rộng 5 km, giữa thung lũng có sông Nậm Rốm chảy qua cánh đồng do người Thái cầy cấy quanh năm. Ở đó, có một sân bay dã chiến nhỏ đã bị bỏ hoang từ khi phát xít Nhật rời khỏi Đông Dương vào năm 1945, nằm dọc theo sông Nậm Rốm về phía bắc lòng chảo. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 300 km về phía tây, cách Lai Châu 80 km về phía nam. Xung quanh là núi đồi trập trùng, rừng cây bao quanh. Nó dễ dàng trở thành nơi ẩn náu dễ dàng cho quân du kích. Cũng như Lai Châu và Nà Sản, Điện Biên Phủ là một điểm chiến lược bảo vệ tây bắc Lào và thủ đô Luangprabang. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được ra đời án ngữ miền Tây Bắc Việt Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào để làm bẫy nhử, thách thức quân chủ lực Việt Minh tấn công. Theo kế hoạch của Pháp, quân Việt Minh sẽ bị nghiền nát tại đó.

Điện Biên Phủ


Image 1 Image 2 Image 3 Image 2 Image 3


Image 1 Image 2


Điện Biên Phủ


Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chia thành ba phân khu: Phân khu Trung tâm, Phân khu Bắc, Phân khu Isabelle với 10 Trung tâm đề kháng gồm 49 cứ điểm. Trong quá trình diễn ra trận đánh, tập đoàn cứ điểm được tổ chức lại nhiều lần.

Phân khu trung tâm, là phân khu quan trọng nhất lấy trận địa trung tâm nằm giữa thung lũng Mường Thanh, có cơ quan chỉ huy Tập đoàn cứ điểm GONO, trận địa pháo, kho hậu cần, sân bay, phía Đông phân khu có cả một hệ thống cao điểm rất lợi hại, giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ phân khu. Tại đây bố trí 6 trung tâm đề kháng: Claudine, Claudine, Huguette, Eliane, Epervier, Junon.

Phân khu trung tâm tập trung 2/3 lực lượng của địch (8 tiểu đoàn, gồm 5 tiểu đoàn chiếm đóng và 3 tiểu đoàn cơ động), các trung tâm đề kháng yểm trợ lẫn cho nhau, bao bọc lấy cơ quan chỉ huy, các căn cứ hỏa lực và căn cứ hậu cần, đồng thời bảo vệ sân bay. Các cao điểm phía đông phân khu là những ngọn đồi A1, C1, D1, E1. Những cao điểm này giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ phân khu.

Ở phía Bắc, có phân khu Bắc, gồm các trung tâm đề kháng: Đồi Độc Lập, Bản Kéo. Đồi Độc Lập có nhiệm vụ án ngữ phía Bắc, ngăn chặn con đường từ Lai Châu về Điện Biên Phủ. Trung tâm để kháng Him Lam, tuy thuộc khu trung tâm nhưng cùng với các vị trí đồi Độc Lập, Bản Kéo là những vị trí ngoại vi đột xuất nhất của địch, án ngữ phía Đông Bắc, ngăn chặn cuộc tiến công của quân ta từ hướng Tuần Giáo vào.

Ở phía Nam, là phân khu Nam còn gọi là phân khu Hồng Cúm, có nhiệm vụ ngăn chặn quân ta tiến công từ phía Nam lên, đồng thời giữ đường liên lạc với Thượng Lào.

Hỏa lực pháo binh được bố trí thành hai căn cứ: Một ở Mường Thanh, một ở Hồng Cúm, có thể yểm trợ lẫn cho nhau và cho tất cả các cứ điểm khác một khi bị tiến công. Ngoài hỏa lực chung của tập đoàn cứ điểm, mỗi trung tâm đề kháng còn có hỏa lực riêng, bao gồm nhiều súng cối các cỡ, súng phun lửa và các loại súng bắn thẳng bố trí thành hệ thống vừa tự bảo vệ, vừa yểm hộ cho những cứ điểm xung quanh.





Điện Biên Phủ

Hỏa lực quân Pháp trang bị tại mỗi cứ điểm thường có: 4 khẩu súng đại liên, 40 đến 45 khẩu súng tiểu liên, 9 khẩu súng trung liên, 9 khẩu súng phóng lựu đạn, 2 khẩu súng cối 60mm và 1 khẩu pháo không giật 57mm. Ở những cứ điểm quan trọng, quân số được tăng thêm thì vũ khí cũng được tăng thêm tùy theo sự cần thiết. Đặc biệt còn có thêm vũ khí mới như súng phun lửa, các phương tiện chống đạn khói và súng hồng ngoại để bắn vào ban đêm mà không cần đèn.

Khi xây dựng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Navarre đã cho xây dựng 2 sân bay, sân bay chính là Mường Thanh và sân bay dự bị là Hồng Cúm. Hai sân bay này nối liền với Hà Nội, Hải Phòng bằng một cầu hàng không, trung bình mỗi ngày có gần 100 lần chiếc máy bay vận tải tiếp tế khoảng 200 - 300 tấn hàng, và thả dù khoảng 100 - 150 tấn. Tổng cộng Pháp huy động 100 máy bay C-47 Dakota, cộng thêm 16 máy bay C-119 của Mỹ. Máy bay ném bom gồm 48 chiếc B-26 Invader, 8 oanh tạc cơ hạng nặng Privater. Máy bay cường kích có 227 chiếc gồm F6F Hellcat, F8F Bearcat và F4U Corsair.



Image 1 Image 2


Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là cố gắng, nỗ lực cao nhất và cuối cùng của Pháp, Mỹ để giải quyết dứt điểm tình hình Đông Dương lúc này. Dù không có trong bản kế hoạch chiến lược của viên tướng thứ 7, nhưng cuối cùng vùng cửa ải biên giới phía Tây Bắc của Việt Nam lại trở thành điểm mấu chốt của kế hoạch Navarre.

Điện Biên Phủ


Điện Biên Phủ


Điện Biên Phủ

Về phía Quân đội Nhân dân Việt Nam thì kể từ sau khi nối thông được đường biên giới với Trung Quốc nên đã nhận được sự viện trợ quân sự rất quý giá từ phía Liên Xô và Trung Quốc. Từ đó, QĐNDVN đã trở nên lớn mạnh và trưởng thành hơn rất nhiều so với thời điểm trước năm 1950. QĐNDVN với các sư đoàn (khi đó gọi là đại đoàn) bộ binh và các trung đoàn pháo binh, công binh đã có tương đối nhiều kinh nghiệm trong việc tiêu diệt các tiểu đoàn của quân Pháp cố thủ trong các lô cốt phòng ngự kiên cố của chúng. Các đơn vị phòng không với pháo cao xạ cũng đã được xây dựng (đầu năm 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam có trong tay 76 khẩu pháo cao xạ 37 mm và 72 khẩu súng máy phòng không DShK, ngoài ra còn có khoảng vài chục khẩu M2 Browning thu được của quân Pháp), nên đã giảm bớt được ưu thế về không quân của Pháp.

Điện Biên Phủ

Ngày 6.12.1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam nhìn nhận trận Điện Biên Phủ như cơ hội đánh tiêu diệt lớn, tạo chiến thắng vang dội để từ đó chấm dứt kháng chiến trường kỳ, và đã chấp nhận thách thức của quân Pháp để tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là trận quyết chiến chiến lược của QĐNDVN. Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã hạ quyết tâm:

"Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo nên một bước ngoặt mới trong chiến tranh, trước khi đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương".

Thời gian hoạt động ở Tây Bắc sẽ chia làm hai đợt:

• Đợt 1: Đại đoàn 316 tiến hành đánh Lai Châu và kết thúc vào cuối tháng 1 năm 1954. Sau đó, bộ đội nghỉ ngơi, chấn chỉnh khoảng 20 ngày, tập trung đầy đủ lực lượng để đánh Điện Biên Phủ.

• Đợt 2: Tiến công Điện Biên Phủ. Thời gian đánh Điện Biên Phủ ước tính 45 ngày. Nếu Pháp không tăng cường thêm nhiều quân, có thể rút ngắn hơn. Chiến dịch sẽ kết thúc vào đầu tháng 4 năm 1954. Phần lớn lực lượng sau đó sẽ rút, một bộ phận ở lại tiếp tục phát triển sang Lào cùng với bộ đội Lào bao vây Luangprabang.

Xem thêm